Chào Mozilla/5.0
Like Để Ủng Để Hộ KENHHACK.TK Bạn Nhé!
Truyện Ma: Bóng ma đầu làng
Làng Yên Bình, tổng Nhơn Lý là một làng nhỏ, được tách ra từ làng Yên Phước do Cai Tổng Trần Hữu Bá chủ trương. Cai Tổng Bá giàu có ức vạn, cả làng làm mướn cho thầy. Hương chức hội tề, một tay thầy cắt đặt, chuyện chọn lựa, bầu bán chỉ là hình thức. Tuy là làng nhỏ nhưng rất sung túc nhờ Tổng Bá đào kênh, đắp đường, xây dựng đình miếu khang trang. Đúng với tên của nó, làng xóm rất yên bình, trong nhà êm ấm, ngoài đường không kẻ trộm, một phần là nhờ công lao của Hương Quản Lê Anh Hào. Quản Hào là bậc kiệt xuất, gan dạ hơn người, đầy mình võ nghệ, thời trẻ từng một đấm hạ gục con trâu cộ nổi điên. Nghe nói, thầy là dân cướp núi vùng Thất sơn, được Tổng Bá chiêu dụ hoàn lương, cho đất, cất nhà, cưới vợ. Vợ thầy nhỏ hơn tới mười mấy tuổi, nhưng duyên số không tròn. Bọn cướp cũ đến tìm, báo món oán xưa, giết mất người vợ trẻ. Từ đó, thầy coi cướp như thù. Vốn người khoáng đạt, kiêu hùng, nhưng với bọn trộm đạo, thầy ra tay có phần khắc nghiệt. Có lần, làng mất trộm trâu, Thầy nổi giận, cưỡi con trâu chiến, một mình băng đồng, đuổi theo trăm dặm, bắt cả bọn sáu tên trói về trị tội giữa làng, suốt đời tàn phế. Trộm cướp quanh vùng nghe tiếng, chẳng tên nào dám bén mảng
Sự yên bình đó, một hôm chấm dứt. Một cô gái trẻ bị chết treo ở bụi tre đầu làng.
Tổng Bá cho đòi Quản Hào đến dạy việc. Tổng Bá chưa kêu, Quản Hào đã tới.
- Con cái nhà ai?
- Con Thoa, con bà Tám Ít, ở đầu doi.
- Thắt cổ tự tử hả?
- Dạ không, chết rồi mới bị treo lên.
- Tại sao chết?
- Chắc là do uống bậy thuốc phá thai.
- Con nhỏ đó có thai? Chồng nó là ai?
- Dạ, cổ chưa chồng.
- Án này không nhỏ, Thầy phải tra xét đàng hoàng, để tui còn biết đường báo lên chủ Quận.
- Dạ!
- Gần Lễ Kỳ Yên rồi, đừng để đồn đãi rùm beng, cứ nói là phải bệnh nan y, thất tình, tự tử.
- Dạ!
- Có người lạ nào tới làng không?
- Dạ không. Chỉ có Cô Năm “bóng”, coi bói.
Quản Hào bị hỏi thì trả lời, chứ Thầy thừa biết, kẻ lạ mặt nào còn cách cổng làng cả chục cây số, thì người nhà Tổng Bá đã hay rồi.
- Thằng nào dám đem xác chết treo lên, thằng đó không phải tay vừa, Thầy phải hết sức cẩn thận! Có cần thêm người không? Nhà tui còn mấy tay thầy võ đang hưỡn việc.
- Tui có người phụ rồi. Truyện “Bóng ma đầu làng ” được copy từ diễn đàn Lương Sơn Bạc (LuongSonBac.com)
- Ai vậy?
- Dạ, thằng Mun.
- Cái thằng nhỏ xíu đó mà làm được cái gì?
- Nó lanh ý và siêng năng võ nghệ lắm ạ.
- Thầy dạy võ cho nó hả?
- Dạ phải.
- Nó là cháu cô Chín Hường?
- Dạ không. Cô Chín đi cấy mướn làng bên, lượm được nó đem về nuôi.
- Sao Thầy lại nhận một đứa “lai lịch bất minh” như vậy làm đệ tử?
Quản Hào thấy buồn trong bụng, Thầy cũng là một kẻ lai lịch bất minh, sao Tổng Bá tin dùng?
- Thôi được, tùy Thầy, nhưng hư chuyện là Thầy không yên đâu đó!
Không cần Tổng Bá dặn, Quản Hào cũng lo lắm rồi. Tới Lễ Kỳ Yên, tình hình lại càng phức tạp, bao nhiêu con người sẽ đổ về đây, phải gấp lên!
Thầy ghé nhà gọi thằng Mun, thấy nó đang dượt võ sau hè. Nó đang luyện gậy tầm vông.
- Mấy đường quờn ta dạy cho con không đủ dùng sao?
- Dạ con tập xong rồi, còn thì giờ con luyện thêm mấy đường tầm vông, cũng hay lắm Thầy.
- Ai dạy con?
- Dạ anh Hai, con cô Chín.
- Thằng Hai Cang hả? Nó về hồi nào?
- Dạ hồi hôm.
Quản Hào biết Hai Cang tập võ từ nhỏ, với một người thầy dùng tầm vông khét tiếng. Về sau gặp nạn, người thầy biệt tích, lò võ coi như đóng cửa. Hai Cang lúc ấy còn trẻ lắm, nhưng thấm thía việc đời, phẫn chí bỏ lên Sài gòn làm phu khuân vác bến tàu. Mấy tháng Hai Cang mới về làng một lần, cũng chỉ quanh quẩn trong nhà, quét dọn bàn thờ, dạy Mun dăm ba đường gậy. Mun tập tầm vông lâu rồi, trước cả khi thầy dạy quyền cho nó. Thầy ngó lơ vì thấy cũng tốt, nhưng hôm nay sao Mun lại luyện mấy chiêu đòn quá trầm trọng, hiểm ác, đó đâu phải dành cho những bậc chính nhân quân tử? Hai Cang sao lại về đúng hôm rồi? Hắn về làm gì? Đang ở đâu?
- Anh Hai ra đình rồi ạ. Ảnh về lo Lễ Kỳ Yên.
- Đi theo ta.
Biết tánh thầy, Mun chẳng kịp lau mồ hôi, lon ton chạy theo, chẳng dám hỏi câu nào. Hai thầy trò giữ gìn trật tự cả làng, thậm chí cả những làng lân cận khi được yêu cầu, nhưng không khi nào mang theo võ khí, nói đúng hơn, võ khí của họ chính là ở đôi tay.
Quản Hào bước đi thật hùng dũng, gọi Mun theo thật dứt khoát nhưng thiệt ra thầy cũng chẳng biết mình phải đi đâu! Không lẽ, đi gặp Hai Cang? Cô Năm là kẻ lạ mặt, đáng nghi, nhưng “bóng” thì làm sao làm con Thoa có bầu? Mà chắc cũng chẳng có ai mướn “cô” đem xác chết đi treo. Bọn lưu manh, trộm cướp trong làng thì đã bị thầy dọn sạch từ lâu rồi. Nếu không bị thầy nện cho nhừ tử thì cũng tự biết thân, bỏ xứ mà đi. Những người còn lại trong làng đều hiền lành, chân chất, chí thú làm ăn. Hay hung thủ nằm trong số thầy võ, tay chân của Tổng Bá? Cuối cùng, Quản Hào cũng đã có một quyết định – đi coi bói.
- Xời ơi! Ngọn gió nào đưa anh Quản tới chỗ em vậy?
Cô Năm đứng tuổi rồi, nhưng son phấn như hát bội. Bất kỳ ai, “cô” cũng xưng em ngọt xớt, nghe cũng thánh thót, không đến nỗi khào khào như vịt đực. Ngoài coi bói, “cô” còn lên đồng, nói chuyện cõi âm, chuông trống, bóng rỗi cũng xôm tụ lắm.
- Tui muốn coi bói.
- Vậy hả? Sao anh không nói sớm làm em hết hồn, tưởng anh tìm em có chuyện gì. Thấy cái mặt hầm hầm, mà phát ghét! Ngồi đi anh! Ủa? Chú em này là ai vậy anh Quản? Ngồi đi, chú em! – Cô khẽ vuốt má Mun – Xời ơi! Cũng đẹp trai quá há!
Mun tự nhiên thấy lành lạnh trong sống lưng, không dám ngồi, mà đứng cũng nhấp nhỏm như phải ổ kiến lửa.
- Tui muốn coi bói.
- Em biết rồi! Anh muốn coi gì? Tiền tài, sự nghiệp, tình duyên, gia đạo, xủ quẻ, chỉ tay, coi tướng?
- Tui muốn coi quá khứ, vị lai. Mấy bữa rồi, với mấy bữa sắp tới, tui có bị đại hạn gì hôn?
- Vậy anh xủ quẻ nhe? Làm cái gì nhìn người ta dữ vậy? Anh xem quẻ của anh kìa! Ôi! Hào bạn bè anh bị “phạm” rồi, sắp tới người thân của anh nhiều người gặp đại nạn. Anh đừng dính vào những chuyện không liên quan đến mình, nếu không đại nạn càng lớn.
- Nói như cô, tui làm kẻ thất phu còn không xong, nói gì tới làm Hương Quản?
- Đừng có giận em mờ! Em chỉ nói theo quẻ thôi hà!
- Tui chẳng còn người thân nào để gặp nạn.
- Thiệt vậy hả? Tội nghiệp anh hết sức! Vậy anh đang ở một mình hả? Em tới ở chung cho vui nha!
- Còn quá khứ? Mấy bữa trước thì sao?
- Anh cũng gặp chuyện phiền phức, nhưng không sao, chẳng liên quan gì tới anh hết, anh đừng đa sự thì mọi chuyện bằng an.
Đột nhiên, Quản Hào có linh cảm, thứ linh cảm mơ hồ của loài thú hoang trước những điều bất tường sắp xảy đến cho nó. Thầy đứng bật dậy, nhìn Cô Năm trừng trừng
- Tui không muốn Cô là người gây phiền phức cho tui.
Quản Hào vừa quay ra, chợt thấy thấp thoáng ở cổng Đình một dáng người quen thuộc, Hai Cang. Rõ ràng, Hai Cang theo dõi Thầy coi bói. Nhưng hắn theo dõi ai? Thầy hay Cô Năm? Quản Hào lắc lắc đầu cho xương cổ kêu rôm rốp. Cũng có thể Thầy tưởng tượng. Chính Thầy cũng không biết mình mắc bịnh đa nghi như Tào Tháo từ dạo nào.
Thầy đi về phía bụi tre đầu làng, Mun mừng rỡ đi theo. Thầy đi thật chậm, vừa đi vừa quan sát, cố tìm một dấu vết dù nhỏ nhặt nhất theo hướng ngược lại, nghĩa là từ bụi tre đến chỗ cô Năm.
Bụi tre giữa ánh nắng rực rỡ, trông tươi sáng, hiền hòa, không như trong đêm âm u, đe dọa với những tiếng rú rít ma quái. Nghe nói trước đây nhiều năm, đã từng có người phụ nữ chết ở đây, cũng chết rồi mới bị treo lên. Từ đó, người ta đồn đãi bụi tre có ma, thường bắt phụ nữ dấu đi, cho ăn đất, hoặc giết chết. Đêm xuống, dân làng không ai dám đến gần. Nhiều người muốn chặt bỏ, nhưng Tổng Bá không cho. Quản Hào xem xét kỹ lắm rồi, chẳng thấy gì, chứng tỏ tên gây án quả thật không phải tầm thường, không lẽ ma? Truyện “Bóng ma đầu làng ” được copy từ diễn đàn Lương Sơn Bạc (LuongSonBac.com)
Cứ đổ cho ma làm, hay nan y, hay thất tình tự tử, cho qua Lễ Kỳ Yên rồi tính? Quản Hào ngán ngẩm lắm rồi, lại càng ngán hơn khi thấy từ xa dáng đi xiêu vẹo, ngao du của cậu Ba Kim. Mặt trời còn ở trên cao mà cậu đã say khướt rồi, chắc uống từ sáng sớm. Cậu Ba coi như là con trưởng của Tổng Bá, người thứ hai đã chết từ nhỏ. Cậu thông minh, dáng người phong nhã, là thần tượng của biết bao thôn nữ. Một ngày, tự dưng đốc chứng, cậu bỏ học trường Tây trên Sài Gòn, về làng tối ngày đàn đúm, say sưa. Nói công bằng, cậu Ba là người có tài, học văn giỏi, học võ cũng giỏi, hát ngọt lịm, đàn kìm thì cự phách, nhưng cao cường nhất vẫn là tài uống rượu. Cậu có thể uống từ sáng đến tối, uống ly chán chuyển qua uống chén, uống tô, uống té bờ, té bụi, người nhà khiêng về.
- Chào… thầy Quản…Thầy…đang làm nhiệm vụ?
- Chào cậu Ba! Cậu về nghỉ đi!
- Không nghỉ…nhứt định không nghỉ…Tui phải đi…hết con đường của tui.
- Mời cậu đi. Mun, đưa cậu Ba về.
- Khỏi đưa…tui tự đi…Tui phải tự đi cho hết con đường của tui. Thầy Quản ơi! …người chết cũng đã chết rồi…moi tới moi lui chi cho thêm tủi…- Ba Kim thất thểu bỏ đi – Nghĩ cũng buồn…con người sao mà ác độc…
Chiều hôm đó, còn cách mấy bữa nữa mới tới chánh lễ, nhưng nhiều đoàn người đã bắt đầu kéo tới đình làng, trên bộ, dưới nước, kẻ trong bưng, người ngoài vàm, nhóm đông cả chục người, nhóm ít cũng năm, bảy. Gánh hát bội cũng đã tới. Ngoài ra, còn có nhóm Sơn Đông mãi võ, bán thuốc cao, nhóm thầy Chà bán thuốc rê… Quanh đình làng, khắp nơi dựng tạm những mái lá dừng chân, hàng quán chè cháo…. Thầy trò Quản Hào nhìn cảnh đó thêm càng nao núng.
- Ta đến coi bọn mãi võ, con tới chỗ đám hát bội, chú ý mấy đứa kéo màn với thầy võ sân khấu.
Đám mãi võ vừa tới đã khua chiêng, gióng trống um trời, nuốt than, chặt gạch, gồng mình cho chém… Chỉ một loại thuốc nhưng trị được tất cả các loại bịnh trên đời. Tới màn phóng dao, bà con ủng hộ rần rần, cái trò này là không bịp được. Một cô bé đói xanh như lá chuối, đứng dựa tấm ván cũ mèm đã lên nước bóng, từng con, từng con dao được ném tới, con bay cao, con bay thấp, con bay vòng vòng, rồi tới hồi cụp lạc, ném cả nùi, trăm phát như một. Lại thêm một loại thuốc nước, trong uống, ngoài thoa, trị được bá bệnh.
Quản Hào định quay ra đi tìm Mun, nhưng bất chợt một linh cảm thú hoang lại ập đến. Thầy trân trân nhìn người vừa biểu diễn màn phóng dao. Hắn cũng đang nhìn thầy. Đã lâu lắm rồi, thời gian tàn phá, hắn khằn đi rất nhiều, chỉ có đôi mắt, vẫn là ánh mắt ấy, nhẫn nhục, chịu đựng như van cầu.
Năm xưa, bị ác bá cướp đất, nông dân Lê Văn Hổ, tức Quản Hào ngày nay, nổi giận đập chết một tên cặp rằng, bị quan trên tróc nã, phải trốn vào Bảy Núi mượn nghề không vốn làm kế sanh nhai. Thuở ấy, dân tứ xứ cùng đường, tội phạm trọng án trôi dạt về đó làm chốn nương thân, quây quần cùng sống. Địa thế xa xôi, hiểm trở, quan quân không cách gì truy quét được. Ra ngoài, họ là bọn cướp hung hãn. Về núi, họ trở lại là những nông dân khốn khổ, bị xã hội ruồng bỏ. Do bản tánh kiêu hùng, am tường võ nghệ, thầy được một nhóm người tôn xưng, trở thành một trong những chúa đảng Thất Sơn, với uy danh lừng lẫy – Sáu Hổ.
Trong đám, có một tráng đinh, cao to, khỏe mạnh, nhưng lại nhút nhát, không bao giờ tham gia đánh cướp. Hắn chỉ vào rừng bẫy thú, hái rau, về hang nấu nướng cho cả bọn ra ngoài “làm ăn”. Anh em cướp được nhiều, cho cái gì, hắn lấy cái đó. Có hôm thừa mứa, có hôm đói meo, cả đám chỉ trông chờ vào mấy con thú, ngọn rau của hắn. Đêm cũng lạ, hắn rút sâu vô rừng, ngủ một mình, sau những vách đá lớn. Thấy nguy hiểm, anh em có nói, hắn không nghe.
Ở rừng lâu sanh tật, chúng cả gan vào làng bắt gái về làm “áp trại phu nhân”. Đứa bé sanh ra, chẳng biết ai là cha, nhưng chắc chắn không phải là hắn, vậy mà hắn vẫn thương yêu, chăm sóc. Cô gái mấy lần tự vận, một tay hắn khuyên lơn, gượng sống nuôi con. Một hôm, do vết thương chưa lành, Sáu Hổ một mình nằm nhà nghêu ngao vọng cổ. Đứa bé thơ thẩn chơi ở bìa rừng. Đột nhiên, Sáu Hổ nghe tiếng kêu thét kinh hoàng của người mẹ trẻ. Thầy lao ra và thấy một con trăn khổng lồ đang quấn chặt đứa bé. Mặt nó đã đỏ hỏn. Không còn kịp nữa rồi, thầy không tài nào đến kịp nữa rồi. Ngay lúc đó, từ phía sau vụt lên một tia chớp, con dao bay găm chặt đầu trăn vào thân cây. Ngón dao kinh người, cực kỳ dũng mãnh, cực kỳ chính xác. Thầy quay lại ngỡ ngàng nhìn hắn. Hắn cũng nhìn thầy, ánh mắt nhẫn nhục, chịu đựng như van cầu thầy đừng nói lộ hình tích của hắn. Thầy đã không nói, mãi mãi không nói, cho đến tận bây giờ. Và cũng như hôm ấy, hôm nay thầy cũng không nói gì, lặng lẽ bỏ đi. Đúng là Tư Mễn, hắn chứ còn ai!
Vừa mới chen ra, thầy gặp ngay Mun.
- Ở đẳng có gì lạ không?
- Cũng gánh cũ, hát dở òm. Chắc nhờ chủ gánh quen với thầy Hương Ẩm.
- Đứa nào kéo màn? Đứa nào thầy võ?
- Tám Mẹo, Hiên “thọt”. Mấy ảnh lậm thuốc phiện lắm rồi, kéo màn còn không nổi!
- “Thọt” mà làm thầy võ?
- Dạ không, Tám Mẹo. Anh Hiên kéo màn.
- Con ở đây chút, coi phóng dao.
- Có gì đâu mà coi?
- Bộ tới đây lâu rồi hả?
- Thì con đi tìm thầy nãy giờ.
Quản Hào rất tin vào con mắt của Mun. Thầy muốn nó coi phóng dao là để nghe nó nhận xét, những nhận xét sắc sảo, trong sáng, trung thực. Bây giờ nó nói “Có gì đâu mà coi” thì chắc đúng là chẳng có gì để coi. Lối phóng dao đó màu mè quá, cũng chính xác đó, nhưng hoa mỹ có thừa mà kình lực thì không đủ. Nói đơn giản, nó chỉ dùng để biểu diễn chứ không thể giết người. Vậy còn ngón dao năm xưa? Thầy không hề hoa mắt, con dao, con trăn sờ sờ ra đó. Nhưng nếu Tư Mễn là cao thủ thì hai thầy trò cũng phải nhìn ra một chút gì chớ! Hay là Tư Mễn đã luyện đến tuyệt đỉnh của võ học, chơn nhơn bất lộ?
Trong khi Quản Hào điên đầu vì lắm chuyện quá khứ với hiện tại, thì Mun lại hoàn toàn vô tư, đã vậy còn nhấp nhỏm lo ra.
- Làm cái gì vậy Mun?
- Dạ không còn gì làm, thầy cho con đi chút chuyện.
- Hẹn gái hả? Đứa nào vậy?
- Dạ… đâu có…
- Thôi nghen, con Út là con nuôi nhưng cũng là con Cai Tổng. Người ta lá ngọc, cành vàng, đừng có mà với cao.
- Dạ tụi con đâu có gì Thầy, chỉ gặp nói chuyện…
Quản Hào nói là nói vậy nhưng cũng để Mun đi, vì thầy quá hiểu, người anh hùng một khi nhớ gái thì không tài gì ép hắn làm “quốc gia đại sự” được. Hơn nữa, thầy đang muốn đi gặp Hai Cang, có Mun bên cạnh, không tiện.
Hai Cang không có ngoài đình, ở nhà cũng không có. Chỉ có cô Chín đang mệt, nằm nghỉ trên võng. Thấy Quản Hào, cô Chín lồm cồm ngồi dậy.
- Thầy tìm thằng Mun? Nó đi với Thầy mà
Quản Hào đỡ cô nằm lại, rồi ngồi xuống bên cạnh
- Tui tới thăm cô, nghe cô bịnh?
- Già rồi, trời nóng nực, hôm rồi trúng cây mưa sớm, người khó chịu quá!
- Có Hai Cang ở nhà không cô?
- Nó mới về là ra ngoài Đình suốt, dọn lễ ở ngoải.
Vậy là Hai Cang đi đâu, cô Chín cũng không biết.
- Thằng Cang hồi đó học võ với Thầy Hai Bằng phải không cô?
- Ừ! Cũng lâu lắm rồi.
- Thầy Hai Bằng giờ ở đâu cô?
- Ai mà biết được. Thẩy bị vu oan, bị tróc nã, phải bỏ xứ mà đi.
- Nghe nói vợ thầy sau cũng bị chết thảm?
Cô Chín thẫn thờ, nước mắt rưng rưng.
- Cô Tám Như cũng bị chết treo như con Thoa bây giờ vậy. Thầy tìm ra ai giết con Thoa chưa?
Quản Hào khẽ thở dài. Chỉ có một con ma, hay là có loài ma truyền kiếp?
- Vợ chồng họ có một đứa con trai, nó bây giờ ở đâu?
- Thầy Hai trốn đi được mấy tháng thì cô Tám ẳm con lên Sài gòn, người ta đồn là đi gặp Thẩy. Có người gặp cổ ở trển, nói cổ có sanh thêm một đứa con gái nữa. Rồi tự dưng một hôm, người ta thấy cổ… thấy cổ bị treo ngoài bụi tre. Tội nghiệp! Mấy đứa nhỏ chẳng biết lưu lạc về đâu, còn sống hay đã chết?
- Cô lượm được thằng Mun ở đâu vậy?
Cô Chín nhìn Quản Hào e dè.
- Tui đi cấy mướn bên Yên Phước, gặp nó đói run trong chòi vịt, thấy thương quá, đem về nuôi. Thầy hỏi chi vậy?
- Lúc đó nó mấy tuổi?
- Mới chừng mười mấy tháng chứ gì.
- Vậy là nó bị bỏ rơi ở đó?
- Lúc tui gặp nó đói khóc không ra tiếng. Thiệt sao có loài cha mẹ gì mà ác đức!
Câu chuyện này, Quản Hào biết lâu rồi, nhưng hôm nay tự dưng Thầy muốn hỏi lại cô Chín cho chắc bụng. Bấm đốt ngón tay, Thầy thấy rõ, nếu con trai Hai Bằng còn sống thì cũng cỡ Mun bây giờ. Rất có thể vợ chồng họ đã nhờ Hai Cang dưỡng nuôi dùm, nhưng đặt chuyện nói thác ra như thế. Chuyện đã xảy ra nhiều năm, trước khi thầy về làng này sanh sống. Dân làng gặp thầy thường e ngại, giấu diếm không muốn nhắc đến, nhưng Thầy vẫn biết, người có đủ thế lực để giá họa cho Hai Bằng chính là Tổng Bá.
- Tui về cô Chín.
Quản Hào quay ra gặp ngay Hai Cang đứng yên ở cửa, có lẽ hắn đã đứng lặng yên ở đó lâu rồi. Một người có thể lặng lẽ đến sau lưng mà Quản Hào không hay, người đó không thể xem thường.
- Chào thầy Hương Quản.
- Chào chú Hai, mới về hả?
- Dạ, thầy Quản ngồi chơi, uống nước…
- Chú Hai đi đâu, tui kiếm quá trời không gặp?
- Tui ngoài đình chớ đâu…
- Sao tui không thấy cà?
- À! Chắc lúc đó… tui ra sông gánh nước…
Thằng này nói dóc, cái giếng ngay đình sao không gánh? Nhưng thầy biết, có hỏi nữa thì hắn nói dóc nữa, gánh dùm ai đó, vậy hỏi chi cho thất công.
Thầy đi, không ngoái lại, nhưng biết Hai Cang lom lom nhìn theo cho tới khi khuất bóng. Mặc kệ! Thầy đã đạt được mục đích, tằng hắng cho hắn biết đừng có mà làm chuyện bậy bạ ở cái làng này.
Quản Hào đến viếng con Thoa. Trời cũng tối rồi mà đám ma thiệt vắng vẻ, buồn thảm, chỉ có mấy chị em bà con với má con Thoa ngồi khóc ri rỉ ở xó nhà. Mọi người ra Đình xem lễ hay họ sợ tai ương? Vậy mà đám ma đó có vinh dự tiếp đón cả hai cha con Tổng Bá. Lúc Quản Hào đến, cậu Ba Kim say mèm, gục đầu trên bàn nghêu ngao mấy câu vọng cổ, khóc than người vắn số. Tổng Bá thắp mấy cây nhang, cho gia đình ít tiền, rồi lôi cổ cậu Ba về. Tuy không tin lắm, Thầy vẫn khấn con Thoa sống khôn, thác thiêng về phù trợ Thầy tìm cho ra hung thủ. Lúc sớm, thấy xác con Thoa, má nó cứ ngất lên, ngất xuống chẳng hỏi được gì. Bây giờ, nó đã được liệm rồi, má nó cũng bình tâm lại phần nào.
- Con Thoa nó quen biết với cậu Ba Kim hả?
- Có quen đâu, nhưng cậu Ba cứ tới lui hoài. Hồi hôm trước, cậu Ba cũng có tới, kêu nó ra hè nói chuyện. Tối đó, nó khóc miết. Tui gặng hỏi mấy lần, nó cứ giấu giếm. Rồi hôm sau, nó đi biệt. Tới sáng thì người ta thấy nó… thấy nó…. Truyện “Bóng ma đầu làng ” được copy từ diễn đàn Lương Sơn Bạc (LuongSonBac.com)
Quản Hào ra về, lòng nặng trĩu. Làm con Thoa có bầu thì cậu Ba dám, chớ giết người, diệt khẩu thì không đời nào. Cậu Ba trác táng nhưng thuần lương đâu có mà tàn nhẫn dữ vậy! Hay là có một kẻ nào đó, thù sâu như bể, muốn nhà Tổng Bá tuyệt tự, tuyệt tôn? Thầy có cảm giác trong ngôi làng nhỏ bé này, có một lực lượng hùng mạnh, đang ngấm ngầm hoạt động mà mục tiêu chính là nhà Tổng Bá
Sáng sớm, Quản Hào bị dựng dậy vì có người phát hiện Cặp rằng Hưng dưới con mương ngoài xẻo. Thằng Hưng bị đâm chết bằng một con dao ngắn, ngay giữa tim, đâm từ phía trước. Xác nó nằm sấp, nửa chìm, nửa nổi. Cặp rằng Hưng là tay chân đắc lực của T
Sự yên bình đó, một hôm chấm dứt. Một cô gái trẻ bị chết treo ở bụi tre đầu làng.
Tổng Bá cho đòi Quản Hào đến dạy việc. Tổng Bá chưa kêu, Quản Hào đã tới.
- Con cái nhà ai?
- Con Thoa, con bà Tám Ít, ở đầu doi.
- Thắt cổ tự tử hả?
- Dạ không, chết rồi mới bị treo lên.
- Tại sao chết?
- Chắc là do uống bậy thuốc phá thai.
- Con nhỏ đó có thai? Chồng nó là ai?
- Dạ, cổ chưa chồng.
- Án này không nhỏ, Thầy phải tra xét đàng hoàng, để tui còn biết đường báo lên chủ Quận.
- Dạ!
- Gần Lễ Kỳ Yên rồi, đừng để đồn đãi rùm beng, cứ nói là phải bệnh nan y, thất tình, tự tử.
- Dạ!
- Có người lạ nào tới làng không?
- Dạ không. Chỉ có Cô Năm “bóng”, coi bói.
Quản Hào bị hỏi thì trả lời, chứ Thầy thừa biết, kẻ lạ mặt nào còn cách cổng làng cả chục cây số, thì người nhà Tổng Bá đã hay rồi.
- Thằng nào dám đem xác chết treo lên, thằng đó không phải tay vừa, Thầy phải hết sức cẩn thận! Có cần thêm người không? Nhà tui còn mấy tay thầy võ đang hưỡn việc.
- Tui có người phụ rồi. Truyện “Bóng ma đầu làng ” được copy từ diễn đàn Lương Sơn Bạc (LuongSonBac.com)
- Ai vậy?
- Dạ, thằng Mun.
- Cái thằng nhỏ xíu đó mà làm được cái gì?
- Nó lanh ý và siêng năng võ nghệ lắm ạ.
- Thầy dạy võ cho nó hả?
- Dạ phải.
- Nó là cháu cô Chín Hường?
- Dạ không. Cô Chín đi cấy mướn làng bên, lượm được nó đem về nuôi.
- Sao Thầy lại nhận một đứa “lai lịch bất minh” như vậy làm đệ tử?
Quản Hào thấy buồn trong bụng, Thầy cũng là một kẻ lai lịch bất minh, sao Tổng Bá tin dùng?
- Thôi được, tùy Thầy, nhưng hư chuyện là Thầy không yên đâu đó!
Không cần Tổng Bá dặn, Quản Hào cũng lo lắm rồi. Tới Lễ Kỳ Yên, tình hình lại càng phức tạp, bao nhiêu con người sẽ đổ về đây, phải gấp lên!
Thầy ghé nhà gọi thằng Mun, thấy nó đang dượt võ sau hè. Nó đang luyện gậy tầm vông.
- Mấy đường quờn ta dạy cho con không đủ dùng sao?
- Dạ con tập xong rồi, còn thì giờ con luyện thêm mấy đường tầm vông, cũng hay lắm Thầy.
- Ai dạy con?
- Dạ anh Hai, con cô Chín.
- Thằng Hai Cang hả? Nó về hồi nào?
- Dạ hồi hôm.
Quản Hào biết Hai Cang tập võ từ nhỏ, với một người thầy dùng tầm vông khét tiếng. Về sau gặp nạn, người thầy biệt tích, lò võ coi như đóng cửa. Hai Cang lúc ấy còn trẻ lắm, nhưng thấm thía việc đời, phẫn chí bỏ lên Sài gòn làm phu khuân vác bến tàu. Mấy tháng Hai Cang mới về làng một lần, cũng chỉ quanh quẩn trong nhà, quét dọn bàn thờ, dạy Mun dăm ba đường gậy. Mun tập tầm vông lâu rồi, trước cả khi thầy dạy quyền cho nó. Thầy ngó lơ vì thấy cũng tốt, nhưng hôm nay sao Mun lại luyện mấy chiêu đòn quá trầm trọng, hiểm ác, đó đâu phải dành cho những bậc chính nhân quân tử? Hai Cang sao lại về đúng hôm rồi? Hắn về làm gì? Đang ở đâu?
- Anh Hai ra đình rồi ạ. Ảnh về lo Lễ Kỳ Yên.
- Đi theo ta.
Biết tánh thầy, Mun chẳng kịp lau mồ hôi, lon ton chạy theo, chẳng dám hỏi câu nào. Hai thầy trò giữ gìn trật tự cả làng, thậm chí cả những làng lân cận khi được yêu cầu, nhưng không khi nào mang theo võ khí, nói đúng hơn, võ khí của họ chính là ở đôi tay.
Quản Hào bước đi thật hùng dũng, gọi Mun theo thật dứt khoát nhưng thiệt ra thầy cũng chẳng biết mình phải đi đâu! Không lẽ, đi gặp Hai Cang? Cô Năm là kẻ lạ mặt, đáng nghi, nhưng “bóng” thì làm sao làm con Thoa có bầu? Mà chắc cũng chẳng có ai mướn “cô” đem xác chết đi treo. Bọn lưu manh, trộm cướp trong làng thì đã bị thầy dọn sạch từ lâu rồi. Nếu không bị thầy nện cho nhừ tử thì cũng tự biết thân, bỏ xứ mà đi. Những người còn lại trong làng đều hiền lành, chân chất, chí thú làm ăn. Hay hung thủ nằm trong số thầy võ, tay chân của Tổng Bá? Cuối cùng, Quản Hào cũng đã có một quyết định – đi coi bói.
- Xời ơi! Ngọn gió nào đưa anh Quản tới chỗ em vậy?
Cô Năm đứng tuổi rồi, nhưng son phấn như hát bội. Bất kỳ ai, “cô” cũng xưng em ngọt xớt, nghe cũng thánh thót, không đến nỗi khào khào như vịt đực. Ngoài coi bói, “cô” còn lên đồng, nói chuyện cõi âm, chuông trống, bóng rỗi cũng xôm tụ lắm.
- Tui muốn coi bói.
- Vậy hả? Sao anh không nói sớm làm em hết hồn, tưởng anh tìm em có chuyện gì. Thấy cái mặt hầm hầm, mà phát ghét! Ngồi đi anh! Ủa? Chú em này là ai vậy anh Quản? Ngồi đi, chú em! – Cô khẽ vuốt má Mun – Xời ơi! Cũng đẹp trai quá há!
Mun tự nhiên thấy lành lạnh trong sống lưng, không dám ngồi, mà đứng cũng nhấp nhỏm như phải ổ kiến lửa.
- Tui muốn coi bói.
- Em biết rồi! Anh muốn coi gì? Tiền tài, sự nghiệp, tình duyên, gia đạo, xủ quẻ, chỉ tay, coi tướng?
- Tui muốn coi quá khứ, vị lai. Mấy bữa rồi, với mấy bữa sắp tới, tui có bị đại hạn gì hôn?
- Vậy anh xủ quẻ nhe? Làm cái gì nhìn người ta dữ vậy? Anh xem quẻ của anh kìa! Ôi! Hào bạn bè anh bị “phạm” rồi, sắp tới người thân của anh nhiều người gặp đại nạn. Anh đừng dính vào những chuyện không liên quan đến mình, nếu không đại nạn càng lớn.
- Nói như cô, tui làm kẻ thất phu còn không xong, nói gì tới làm Hương Quản?
- Đừng có giận em mờ! Em chỉ nói theo quẻ thôi hà!
- Tui chẳng còn người thân nào để gặp nạn.
- Thiệt vậy hả? Tội nghiệp anh hết sức! Vậy anh đang ở một mình hả? Em tới ở chung cho vui nha!
- Còn quá khứ? Mấy bữa trước thì sao?
- Anh cũng gặp chuyện phiền phức, nhưng không sao, chẳng liên quan gì tới anh hết, anh đừng đa sự thì mọi chuyện bằng an.
Đột nhiên, Quản Hào có linh cảm, thứ linh cảm mơ hồ của loài thú hoang trước những điều bất tường sắp xảy đến cho nó. Thầy đứng bật dậy, nhìn Cô Năm trừng trừng
- Tui không muốn Cô là người gây phiền phức cho tui.
Quản Hào vừa quay ra, chợt thấy thấp thoáng ở cổng Đình một dáng người quen thuộc, Hai Cang. Rõ ràng, Hai Cang theo dõi Thầy coi bói. Nhưng hắn theo dõi ai? Thầy hay Cô Năm? Quản Hào lắc lắc đầu cho xương cổ kêu rôm rốp. Cũng có thể Thầy tưởng tượng. Chính Thầy cũng không biết mình mắc bịnh đa nghi như Tào Tháo từ dạo nào.
Thầy đi về phía bụi tre đầu làng, Mun mừng rỡ đi theo. Thầy đi thật chậm, vừa đi vừa quan sát, cố tìm một dấu vết dù nhỏ nhặt nhất theo hướng ngược lại, nghĩa là từ bụi tre đến chỗ cô Năm.
Bụi tre giữa ánh nắng rực rỡ, trông tươi sáng, hiền hòa, không như trong đêm âm u, đe dọa với những tiếng rú rít ma quái. Nghe nói trước đây nhiều năm, đã từng có người phụ nữ chết ở đây, cũng chết rồi mới bị treo lên. Từ đó, người ta đồn đãi bụi tre có ma, thường bắt phụ nữ dấu đi, cho ăn đất, hoặc giết chết. Đêm xuống, dân làng không ai dám đến gần. Nhiều người muốn chặt bỏ, nhưng Tổng Bá không cho. Quản Hào xem xét kỹ lắm rồi, chẳng thấy gì, chứng tỏ tên gây án quả thật không phải tầm thường, không lẽ ma? Truyện “Bóng ma đầu làng ” được copy từ diễn đàn Lương Sơn Bạc (LuongSonBac.com)
Cứ đổ cho ma làm, hay nan y, hay thất tình tự tử, cho qua Lễ Kỳ Yên rồi tính? Quản Hào ngán ngẩm lắm rồi, lại càng ngán hơn khi thấy từ xa dáng đi xiêu vẹo, ngao du của cậu Ba Kim. Mặt trời còn ở trên cao mà cậu đã say khướt rồi, chắc uống từ sáng sớm. Cậu Ba coi như là con trưởng của Tổng Bá, người thứ hai đã chết từ nhỏ. Cậu thông minh, dáng người phong nhã, là thần tượng của biết bao thôn nữ. Một ngày, tự dưng đốc chứng, cậu bỏ học trường Tây trên Sài Gòn, về làng tối ngày đàn đúm, say sưa. Nói công bằng, cậu Ba là người có tài, học văn giỏi, học võ cũng giỏi, hát ngọt lịm, đàn kìm thì cự phách, nhưng cao cường nhất vẫn là tài uống rượu. Cậu có thể uống từ sáng đến tối, uống ly chán chuyển qua uống chén, uống tô, uống té bờ, té bụi, người nhà khiêng về.
- Chào… thầy Quản…Thầy…đang làm nhiệm vụ?
- Chào cậu Ba! Cậu về nghỉ đi!
- Không nghỉ…nhứt định không nghỉ…Tui phải đi…hết con đường của tui.
- Mời cậu đi. Mun, đưa cậu Ba về.
- Khỏi đưa…tui tự đi…Tui phải tự đi cho hết con đường của tui. Thầy Quản ơi! …người chết cũng đã chết rồi…moi tới moi lui chi cho thêm tủi…- Ba Kim thất thểu bỏ đi – Nghĩ cũng buồn…con người sao mà ác độc…
Chiều hôm đó, còn cách mấy bữa nữa mới tới chánh lễ, nhưng nhiều đoàn người đã bắt đầu kéo tới đình làng, trên bộ, dưới nước, kẻ trong bưng, người ngoài vàm, nhóm đông cả chục người, nhóm ít cũng năm, bảy. Gánh hát bội cũng đã tới. Ngoài ra, còn có nhóm Sơn Đông mãi võ, bán thuốc cao, nhóm thầy Chà bán thuốc rê… Quanh đình làng, khắp nơi dựng tạm những mái lá dừng chân, hàng quán chè cháo…. Thầy trò Quản Hào nhìn cảnh đó thêm càng nao núng.
- Ta đến coi bọn mãi võ, con tới chỗ đám hát bội, chú ý mấy đứa kéo màn với thầy võ sân khấu.
Đám mãi võ vừa tới đã khua chiêng, gióng trống um trời, nuốt than, chặt gạch, gồng mình cho chém… Chỉ một loại thuốc nhưng trị được tất cả các loại bịnh trên đời. Tới màn phóng dao, bà con ủng hộ rần rần, cái trò này là không bịp được. Một cô bé đói xanh như lá chuối, đứng dựa tấm ván cũ mèm đã lên nước bóng, từng con, từng con dao được ném tới, con bay cao, con bay thấp, con bay vòng vòng, rồi tới hồi cụp lạc, ném cả nùi, trăm phát như một. Lại thêm một loại thuốc nước, trong uống, ngoài thoa, trị được bá bệnh.
Quản Hào định quay ra đi tìm Mun, nhưng bất chợt một linh cảm thú hoang lại ập đến. Thầy trân trân nhìn người vừa biểu diễn màn phóng dao. Hắn cũng đang nhìn thầy. Đã lâu lắm rồi, thời gian tàn phá, hắn khằn đi rất nhiều, chỉ có đôi mắt, vẫn là ánh mắt ấy, nhẫn nhục, chịu đựng như van cầu.
Năm xưa, bị ác bá cướp đất, nông dân Lê Văn Hổ, tức Quản Hào ngày nay, nổi giận đập chết một tên cặp rằng, bị quan trên tróc nã, phải trốn vào Bảy Núi mượn nghề không vốn làm kế sanh nhai. Thuở ấy, dân tứ xứ cùng đường, tội phạm trọng án trôi dạt về đó làm chốn nương thân, quây quần cùng sống. Địa thế xa xôi, hiểm trở, quan quân không cách gì truy quét được. Ra ngoài, họ là bọn cướp hung hãn. Về núi, họ trở lại là những nông dân khốn khổ, bị xã hội ruồng bỏ. Do bản tánh kiêu hùng, am tường võ nghệ, thầy được một nhóm người tôn xưng, trở thành một trong những chúa đảng Thất Sơn, với uy danh lừng lẫy – Sáu Hổ.
Trong đám, có một tráng đinh, cao to, khỏe mạnh, nhưng lại nhút nhát, không bao giờ tham gia đánh cướp. Hắn chỉ vào rừng bẫy thú, hái rau, về hang nấu nướng cho cả bọn ra ngoài “làm ăn”. Anh em cướp được nhiều, cho cái gì, hắn lấy cái đó. Có hôm thừa mứa, có hôm đói meo, cả đám chỉ trông chờ vào mấy con thú, ngọn rau của hắn. Đêm cũng lạ, hắn rút sâu vô rừng, ngủ một mình, sau những vách đá lớn. Thấy nguy hiểm, anh em có nói, hắn không nghe.
Ở rừng lâu sanh tật, chúng cả gan vào làng bắt gái về làm “áp trại phu nhân”. Đứa bé sanh ra, chẳng biết ai là cha, nhưng chắc chắn không phải là hắn, vậy mà hắn vẫn thương yêu, chăm sóc. Cô gái mấy lần tự vận, một tay hắn khuyên lơn, gượng sống nuôi con. Một hôm, do vết thương chưa lành, Sáu Hổ một mình nằm nhà nghêu ngao vọng cổ. Đứa bé thơ thẩn chơi ở bìa rừng. Đột nhiên, Sáu Hổ nghe tiếng kêu thét kinh hoàng của người mẹ trẻ. Thầy lao ra và thấy một con trăn khổng lồ đang quấn chặt đứa bé. Mặt nó đã đỏ hỏn. Không còn kịp nữa rồi, thầy không tài nào đến kịp nữa rồi. Ngay lúc đó, từ phía sau vụt lên một tia chớp, con dao bay găm chặt đầu trăn vào thân cây. Ngón dao kinh người, cực kỳ dũng mãnh, cực kỳ chính xác. Thầy quay lại ngỡ ngàng nhìn hắn. Hắn cũng nhìn thầy, ánh mắt nhẫn nhục, chịu đựng như van cầu thầy đừng nói lộ hình tích của hắn. Thầy đã không nói, mãi mãi không nói, cho đến tận bây giờ. Và cũng như hôm ấy, hôm nay thầy cũng không nói gì, lặng lẽ bỏ đi. Đúng là Tư Mễn, hắn chứ còn ai!
Vừa mới chen ra, thầy gặp ngay Mun.
- Ở đẳng có gì lạ không?
- Cũng gánh cũ, hát dở òm. Chắc nhờ chủ gánh quen với thầy Hương Ẩm.
- Đứa nào kéo màn? Đứa nào thầy võ?
- Tám Mẹo, Hiên “thọt”. Mấy ảnh lậm thuốc phiện lắm rồi, kéo màn còn không nổi!
- “Thọt” mà làm thầy võ?
- Dạ không, Tám Mẹo. Anh Hiên kéo màn.
- Con ở đây chút, coi phóng dao.
- Có gì đâu mà coi?
- Bộ tới đây lâu rồi hả?
- Thì con đi tìm thầy nãy giờ.
Quản Hào rất tin vào con mắt của Mun. Thầy muốn nó coi phóng dao là để nghe nó nhận xét, những nhận xét sắc sảo, trong sáng, trung thực. Bây giờ nó nói “Có gì đâu mà coi” thì chắc đúng là chẳng có gì để coi. Lối phóng dao đó màu mè quá, cũng chính xác đó, nhưng hoa mỹ có thừa mà kình lực thì không đủ. Nói đơn giản, nó chỉ dùng để biểu diễn chứ không thể giết người. Vậy còn ngón dao năm xưa? Thầy không hề hoa mắt, con dao, con trăn sờ sờ ra đó. Nhưng nếu Tư Mễn là cao thủ thì hai thầy trò cũng phải nhìn ra một chút gì chớ! Hay là Tư Mễn đã luyện đến tuyệt đỉnh của võ học, chơn nhơn bất lộ?
Trong khi Quản Hào điên đầu vì lắm chuyện quá khứ với hiện tại, thì Mun lại hoàn toàn vô tư, đã vậy còn nhấp nhỏm lo ra.
- Làm cái gì vậy Mun?
- Dạ không còn gì làm, thầy cho con đi chút chuyện.
- Hẹn gái hả? Đứa nào vậy?
- Dạ… đâu có…
- Thôi nghen, con Út là con nuôi nhưng cũng là con Cai Tổng. Người ta lá ngọc, cành vàng, đừng có mà với cao.
- Dạ tụi con đâu có gì Thầy, chỉ gặp nói chuyện…
Quản Hào nói là nói vậy nhưng cũng để Mun đi, vì thầy quá hiểu, người anh hùng một khi nhớ gái thì không tài gì ép hắn làm “quốc gia đại sự” được. Hơn nữa, thầy đang muốn đi gặp Hai Cang, có Mun bên cạnh, không tiện.
Hai Cang không có ngoài đình, ở nhà cũng không có. Chỉ có cô Chín đang mệt, nằm nghỉ trên võng. Thấy Quản Hào, cô Chín lồm cồm ngồi dậy.
- Thầy tìm thằng Mun? Nó đi với Thầy mà
Quản Hào đỡ cô nằm lại, rồi ngồi xuống bên cạnh
- Tui tới thăm cô, nghe cô bịnh?
- Già rồi, trời nóng nực, hôm rồi trúng cây mưa sớm, người khó chịu quá!
- Có Hai Cang ở nhà không cô?
- Nó mới về là ra ngoài Đình suốt, dọn lễ ở ngoải.
Vậy là Hai Cang đi đâu, cô Chín cũng không biết.
- Thằng Cang hồi đó học võ với Thầy Hai Bằng phải không cô?
- Ừ! Cũng lâu lắm rồi.
- Thầy Hai Bằng giờ ở đâu cô?
- Ai mà biết được. Thẩy bị vu oan, bị tróc nã, phải bỏ xứ mà đi.
- Nghe nói vợ thầy sau cũng bị chết thảm?
Cô Chín thẫn thờ, nước mắt rưng rưng.
- Cô Tám Như cũng bị chết treo như con Thoa bây giờ vậy. Thầy tìm ra ai giết con Thoa chưa?
Quản Hào khẽ thở dài. Chỉ có một con ma, hay là có loài ma truyền kiếp?
- Vợ chồng họ có một đứa con trai, nó bây giờ ở đâu?
- Thầy Hai trốn đi được mấy tháng thì cô Tám ẳm con lên Sài gòn, người ta đồn là đi gặp Thẩy. Có người gặp cổ ở trển, nói cổ có sanh thêm một đứa con gái nữa. Rồi tự dưng một hôm, người ta thấy cổ… thấy cổ bị treo ngoài bụi tre. Tội nghiệp! Mấy đứa nhỏ chẳng biết lưu lạc về đâu, còn sống hay đã chết?
- Cô lượm được thằng Mun ở đâu vậy?
Cô Chín nhìn Quản Hào e dè.
- Tui đi cấy mướn bên Yên Phước, gặp nó đói run trong chòi vịt, thấy thương quá, đem về nuôi. Thầy hỏi chi vậy?
- Lúc đó nó mấy tuổi?
- Mới chừng mười mấy tháng chứ gì.
- Vậy là nó bị bỏ rơi ở đó?
- Lúc tui gặp nó đói khóc không ra tiếng. Thiệt sao có loài cha mẹ gì mà ác đức!
Câu chuyện này, Quản Hào biết lâu rồi, nhưng hôm nay tự dưng Thầy muốn hỏi lại cô Chín cho chắc bụng. Bấm đốt ngón tay, Thầy thấy rõ, nếu con trai Hai Bằng còn sống thì cũng cỡ Mun bây giờ. Rất có thể vợ chồng họ đã nhờ Hai Cang dưỡng nuôi dùm, nhưng đặt chuyện nói thác ra như thế. Chuyện đã xảy ra nhiều năm, trước khi thầy về làng này sanh sống. Dân làng gặp thầy thường e ngại, giấu diếm không muốn nhắc đến, nhưng Thầy vẫn biết, người có đủ thế lực để giá họa cho Hai Bằng chính là Tổng Bá.
- Tui về cô Chín.
Quản Hào quay ra gặp ngay Hai Cang đứng yên ở cửa, có lẽ hắn đã đứng lặng yên ở đó lâu rồi. Một người có thể lặng lẽ đến sau lưng mà Quản Hào không hay, người đó không thể xem thường.
- Chào thầy Hương Quản.
- Chào chú Hai, mới về hả?
- Dạ, thầy Quản ngồi chơi, uống nước…
- Chú Hai đi đâu, tui kiếm quá trời không gặp?
- Tui ngoài đình chớ đâu…
- Sao tui không thấy cà?
- À! Chắc lúc đó… tui ra sông gánh nước…
Thằng này nói dóc, cái giếng ngay đình sao không gánh? Nhưng thầy biết, có hỏi nữa thì hắn nói dóc nữa, gánh dùm ai đó, vậy hỏi chi cho thất công.
Thầy đi, không ngoái lại, nhưng biết Hai Cang lom lom nhìn theo cho tới khi khuất bóng. Mặc kệ! Thầy đã đạt được mục đích, tằng hắng cho hắn biết đừng có mà làm chuyện bậy bạ ở cái làng này.
Quản Hào đến viếng con Thoa. Trời cũng tối rồi mà đám ma thiệt vắng vẻ, buồn thảm, chỉ có mấy chị em bà con với má con Thoa ngồi khóc ri rỉ ở xó nhà. Mọi người ra Đình xem lễ hay họ sợ tai ương? Vậy mà đám ma đó có vinh dự tiếp đón cả hai cha con Tổng Bá. Lúc Quản Hào đến, cậu Ba Kim say mèm, gục đầu trên bàn nghêu ngao mấy câu vọng cổ, khóc than người vắn số. Tổng Bá thắp mấy cây nhang, cho gia đình ít tiền, rồi lôi cổ cậu Ba về. Tuy không tin lắm, Thầy vẫn khấn con Thoa sống khôn, thác thiêng về phù trợ Thầy tìm cho ra hung thủ. Lúc sớm, thấy xác con Thoa, má nó cứ ngất lên, ngất xuống chẳng hỏi được gì. Bây giờ, nó đã được liệm rồi, má nó cũng bình tâm lại phần nào.
- Con Thoa nó quen biết với cậu Ba Kim hả?
- Có quen đâu, nhưng cậu Ba cứ tới lui hoài. Hồi hôm trước, cậu Ba cũng có tới, kêu nó ra hè nói chuyện. Tối đó, nó khóc miết. Tui gặng hỏi mấy lần, nó cứ giấu giếm. Rồi hôm sau, nó đi biệt. Tới sáng thì người ta thấy nó… thấy nó…. Truyện “Bóng ma đầu làng ” được copy từ diễn đàn Lương Sơn Bạc (LuongSonBac.com)
Quản Hào ra về, lòng nặng trĩu. Làm con Thoa có bầu thì cậu Ba dám, chớ giết người, diệt khẩu thì không đời nào. Cậu Ba trác táng nhưng thuần lương đâu có mà tàn nhẫn dữ vậy! Hay là có một kẻ nào đó, thù sâu như bể, muốn nhà Tổng Bá tuyệt tự, tuyệt tôn? Thầy có cảm giác trong ngôi làng nhỏ bé này, có một lực lượng hùng mạnh, đang ngấm ngầm hoạt động mà mục tiêu chính là nhà Tổng Bá
Sáng sớm, Quản Hào bị dựng dậy vì có người phát hiện Cặp rằng Hưng dưới con mương ngoài xẻo. Thằng Hưng bị đâm chết bằng một con dao ngắn, ngay giữa tim, đâm từ phía trước. Xác nó nằm sấp, nửa chìm, nửa nổi. Cặp rằng Hưng là tay chân đắc lực của T
Tags:
Chia Sẻ:
› Cùng Chuyên Mục
Truyện Học Sinh - Cô Gái Mất Trinh
► 2013-08-13 / 09:16:04
truyện Teen: Ánh tà Dương
► 2013-08-13 / 09:15:13
Anh,em và thuốc lá
► 2013-08-13 / 09:15:06
Truyện Ma: Bóng ma đầu làng
► 2013-08-13 / 09:15:01